Hôm Thứ Sáu 23, Tổng thống Donald Trum “ra lệnh” cho các doanh nghiệp Mỹ ra khỏi Trung Quốc. Sau đó, ông giải thích cơ sở của quyết định này là Đạo luật Ban bố Tình trạng Khẩn cấp Kinh tế Quốc tế đã có từ năm 1977. Đạo luật ấy là gì, có thể ảnh hưởng thế nào đển trận thương chiến với Bắc Kinh và đến luồng giao dịch kinh tế của các nước khác? Diễn đàn Kinh tế xin tìm hiểu sau đây.
Cuộc bầu cử bán phần Thượng viện Nhật Bản tuần qua đã cho đảng Tự do Dân chủ của Thủ tướng Shinzo Abe đa số để xúc tiến việc cải tổ kinh tế, mà chưa đủ hầu có thể đề nghị tu chỉnh bản Hiến pháp. Việc cải cách nước Nhật vẫn là một bài toán nan giải trong một thế giới có quá nhiều đổi thay cho một vị Thủ tướng được cầm quyền lâu nhất. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu vì sao lại như vậy.
Do trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, một số doanh nghiệp đã chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam vì tưởng là nhờ lương công nhân rẻ hơn nên họ vẫn có thể kiếm lời. Cuối cùng thì giới đầu tư thất vọng vì thực tế Việt Nam không được như vậy. Mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu quy luật sâu xa giữa lực lượng lao động, lương bổng và đà tăng trưởng của các nền kinh tế….
Trong chuyến thăm viếng Vương Quốc Anh vừa qua, Bộ trưởng Tài Chính của Việt Nam cho biết "Hiện còn khoảng 90 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, là các doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam, sẽ tiến hành cổ phần hóa tới đây. Vì là các doanh nghiệp lớn nên việc định giá tài sản và xử lý tài chính cần có thời gian thực hiện để làm sao làm đúng và đủ.” Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về chuyện này qua một khía cạnh là quyền tư hữu về đất đai.
Khi thế giới theo dõi Thượng đỉnh G-20 năm nay do Nhật Bản tổ chức tại Osaka thì truyền thông Hoa Kỳ nói đến việc Việt Nam ngầm bán vào thị trường Mỹ các sản phẩm của Trung Quốc đang bị Hoa Kỳ áp thuế vỉ trận thương chiến Mỹ-Hoa. Lên đường tham dự Hội nghị G-20, Tổng thống Donald Trump gay gắt cảnh báo Hà Nội về tình trạng lạm dụng này. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu từ đầu.
Cuối tuần này, cấp lãnh đạo Nhóm G-20 gồm 19 quốc gia và Liên hiệp Âu châu sẽ họp tại Osaka của Nhật Bản để thảo luận về các bài toán kinh tế của toàn cầu. Người ta chờ đợi gì ở một thượng đỉnh hàng năm như vậy, mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu sau đây...
Hành chánh Trưởng quan Lâm Trịnh Nguyệt Nga có thể từ chức vì dự luật dẫn độ gây ra khủng hoảng tại Hong Kong, mà Tổng bí thư Tập Cận Bình thì không. Đấy mới là vấn đề của Trung Quốc. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu nghịch lý này…
Việc một tầu dầu siêu hạng của Trung Quốc vi phạm lệnh cấm vận của Hoa Kỳ mà lén chở dầu của Iran về Trung Quốc là cơ hội cho người ta thấy ra hệ thống tổ chức kinh tế chính trị của Bắc Kinh, một trong những nguyên nhân sâu xa của trận thương chiến hiện nay với Hoa Kỳ. Diễn đàn kinh tế sẽ tìm hiểu hệ thống đó.
Trong cuộc thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, liệu Bắc Kinh có thể trả đũa bằng cách bán Công khố phiếu của Mỹ hay không? Đâu là sự lợi hại của việc sử dụng võ khí tài chính ấy? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu sau đây.
Một hậu quả đầu tiên của trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là trong Quý 1 năm 2019 số xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Mỹ giảm gần 14% mà xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ lại tăng hơn 40% so với năm ngoái. Trước tin mừng đó, có lẽ chúng ta nên nhìn xa hơn. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu tại sao.
Cuối Tháng Tư vừa qua, một công ty nghiên cứu thị trường tại Việt Nam vừa công bố kết quả khảo sát về nỗi quan tâm xã hội của người dân thành thị trong nước, theo đó, năm mối lo đầu tiên là sự an toàn thực phẩm, là nạn ô nhiễm không khí rồi tham nhũng, giáo dục và bảo dưỡng y tế. Diễn đàn Kinh tế sẽ đi sâu vào cái gốc của vấn đề…
Trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đi vào giai đoạn căng thẳng nhất với các biện pháp trả đũa hai bên tung ra gần như hàng ngày sẽ được áp đặt vào thời gian tới. Trong bối cảnh đó, chuỗi cung ứng hàng hóa và giá trị sản xuất giữa các nước đang có thay đổi lớn, Việt Nam sẽ ở vào vị trí nào, và hưởng lợi ra sao? Diễn đàn kinh tế sẽ tìm hiểu chuyện này.
Trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chỉ là một diện trong mâu thuẫn đa diện giữa hai nền kinh tế có sản lượng lớn nhất địa cầu ở hai bờ Thái Bình Dương vì vậy, hai xứ này khó dàn xếp được những thỏa thuận có thể kiểm chứng được. Nhưng hậu quả cho các nước khác như Việt Nam thì sao? Mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về hậu quả này…
Trước Diễn đàn “Vành Đai Con Đường” vào tuần qua tại Bắc Kinh, Tổng bí thư Tập Cận Bình cố trấn an dư luận về sự minh bạch và bền vững của cả kế hoạch. Lý do là quốc tế liên tục cảnh báo về hiện tượng “bẫy nợ” mà các nước nghèo có thể bị khi vay tiền Trung Quốc thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng trong khuôn khổ sáng kiến “Nhất Đới Nhất Lộ” của Bắc Kinh. Diễn đàn Kinh tế sẽ nói tới một cái bẫy khác….
Tổ chức Hợp tác và Phát triển quy tụ 36 quốc gia có sản lượng lớn nhất địa cầu vừa công bố một phúc trình u ám về tình hình của thành phần trung lưu trong khối kinh tế tiên tiến, nhất là của giới trung lưu Hoa Kỳ, nhưng chìm sâu bên dưới có thể là số phận sắp tới của thành phần trung lưu Á Châu. Mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về sự chuyển động này…
Với viễn ảnh Hoa Kỳ và Trung Quốc tạm đạt thỏa thuận trong trận thương chiến giữa hai nền kinh tế dẫn đầu thế giới, các quốc gia khác sẽ tính sao để bảo vệ quyền lợi của mình? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu hồ sơ phức tạp này…
Hôm mùng ba tuần trước, Ngân Hàng Phát Triển Châu Á ADB công bố báo cáo về viễn ảnh kinh tế Á Châu, với một số triển vọng và rủi ro cho các nước thuộc loại “đang phát triển”, trong đó có Việt Nam. Mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về viễn ảnh này.
Kể từ Tháng Tư này, giới đầu tư nước ngoài có thể gia nhập thị trường trái phiếu Trung Quốc để kiếm lời khi cho vay bằng đồng Nguyên. Quyết định ấy của Bắc Kinh sẽ khiến thị trường tín dụng tiến lên tình trạng minh bạch hóa hệ thống tài chính và ngân hàng của Trung Quốc. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu tại sao….
Trong viễn ảnh kém sáng sủa của các nền kinh tế lớn trên toàn cầu, 10 quốc gia Đông Nam Á của Hiệp hội ASEAN có triển vọng gì không với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện trong Khu vực, gọi tắt là RCEP? Tuần này, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu hai chuyện, là viễn ảnh kinh tế và Hiệp định RCEP.
Trước khi bước vào năm 2019, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đã có dự báo kém vui về tình hình kinh tế toàn cầu. Sau ba tháng đầu, một số trung tâm nghiên cứu cũng xác nhận chiều hướng đó, đặc biệt là tại khu vực Á Châu Thái Bình Dương. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu tại sao và dự đoán về hậu quả….
Hôm Thứ Ba mùng năm Tháng Ba tuần trước, nhật báo The Wall Street Journal của Hoa Kỳ có một bài viết khá lạ kỳ, theo đó, ngành phát triển địa ốc Mỹ đang tìm tới giới đầu tư tại Việt Nam vì một lợi thế là tư bản rẻ. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về chuyện này….
Thứ Ba mùng năm Trung Quốc có hai hội nghị song hành tại Bắc Kinh là Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân. Khai mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân, Tổng lý Quốc vụ viện Lý Khắc Cường đọc Báo cáo về Hoạt động của Chính phủ để cơ chế gọi là Quốc hội đó ban thành luật kinh tế áp dụng cho cả nước. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về các đề nghị này.